Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Theo dõi sự thay đổi của Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam
Ngày hỏi: 15/02/2017

Tôi tên là Nguyễn Thành Trung, địa chỉ mail thanh_trung_09****@gmail.com, tôi muốn hỏi: Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào? Tôi hiện đang công tác tại một đơn vị hành chính ven biển. Chúng tôi rất quan tâm tới các quy định liên quan tới tàu biển. Đặc biệt là về sở hữu tàu biển. Cho tôi hỏi luôn văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

    • Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 38 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

      1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.

      2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.

      3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.

      4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

      5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      6. Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:

      a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

      b) Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

      c) Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;

      d) Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;

      đ) Theo thỏa thuận của các bên.

      7. Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam, được quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn