Nhân viên phục vụ xe khách thu tiền vé cao hơn giá niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền? Giá vé xe khách được niêm yết tại đâu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/09/2022

Nhân viên phục vụ xe khách thu tiền vé cao hơn giá niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền? Giá vé xe khách được niêm yết tại đâu?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần giải đáp. Ngày 1/9 vừa rồi tôi có bắt chuyến xe từ Sài Gòn về Đắk Lắk, tôi thấy niêm yết giá vé trên xe là 200.000 đồng/1 vé tuyến Sài Gòn – Đắk Lắk. Nhưng lúc thu tiền vé thì nhân viên đã thu của tôi 300.000 đồng với lý do lễ. Cho tôi hỏi nhân viên phục xe khách thu tiền vé cao hơn giá niêm yết thì có bị xử phạt không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

    • 1. Nhân viên phục vụ xe khách thu tiền vé cao hơn giá niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?

      Tại Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68181', '374848');" target='_blank'>Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông như sau:

      1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;

      b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.

      2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.

      3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.

      4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;

      b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.

      5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.

      6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

      Như vậy, theo quy định trên nhân viên phục vụ trên xe khách có hành vi thu tiền vé cao hơn giá niêm yết là vi phạm pháp luật. Nhân viên trên xe khách có tuyến đi từ Sài Gòn đến Đắk Lắk đã thu tiền vé của bạn cao hơn giá đã niêm yết trên xe sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

      Ngoài ra, nhân viên phục vụ trên tuyến xe khách mà bạn đã đi phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thu tiền vé cao hơn giá niêm yết.

      2. Giá vé xe khách được niêm yết tại đâu?

      Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ' onclick="vbclick('477A1', '374848');" target='_blank'>Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT' onclick="vbclick('7188A', '374848');" target='_blank'>Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định niêm yết thông tin như sau:

      1. Niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các thông tin sau: danh mục các tuyến trên địa bàn địa phương (sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố); danh sách tuyến đang khai thác; tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động vận chuyển trên từng tuyến trong một đơn vị thời gian và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động; danh sách các đơn vị vận tải hiện đang hoạt động vận chuyển trên tuyến; biểu đồ chạy xe theo tuyến; số điện thoại di động đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải.

      2. Niêm yết tại bến xe các thông tin sau: danh sách các tuyến, lịch xe xuất bến của các chuyến xe đang hoạt động tại bến; danh sách các đơn vị vận tải kinh doanh khai thác trên từng tuyến; số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải địa phương.

      3. Niêm yết tại quầy bán vé các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải, tên tuyến, giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này, lịch xe xuất bến của từng chuyến xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước.

      4. Niêm yết trên xe

      a) Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.

      b) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;

      c) Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.

      Do đó, những nơi niêm yết giá vé xe khách là:

      - Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

      - Bến xe;

      - Quầy bán vé;

      - Trên xe: Mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe, Trong xe.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn