Nội dung công tác chống va trôi và các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi trên đường thủy nội địa

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/03/2022

Nội dung công tác chống va trôi và các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi trên đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

    • Nội dung công tác chống va trôi

      Căn cứ Điều 9 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT' onclick="vbclick('7A046', '362164');" target='_blank'>Điều 9 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT nội dung công tác chống va trôi như sau:

      1. Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực thường trực chống va trôi, cứu nạn theo phương án được duyệt.

      2. Thực hiện các nội dung quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 của Thông tư này; tổ chức hỗ trợ phương tiện đi qua khu vực nếu có nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố; tổ chức cứu nạn hoặc phối hợp với các lực lượng khác cứu nạn khi có sự cố, tai nạn xảy ra.

      3. Thông báo đến các cơ quan, tổ chức liên quan, các phương tiện giao thông qua lại biết địa điểm thường trực, hình thức, địa chỉ liên lạc và chức năng nhiệm vụ của trạm thường trực chống va trôi, cứu nạn.

      4. Ghi chép sổ nghiệp vụ, nhật ký và báo cáo theo quy định gồm:

      a) Sổ phân ca thường trực chống va trôi theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

      b) Nhật ký công tác thường trực chống va trôi theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

      c) Sổ nhật ký phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

      d) Sổ ghi mực nước theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;

      đ) Sổ theo dõi lưu lượng vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;

      e) Biên bản xác nhận hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

      Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi

      Căn cứ Điều 10 Thông tư này các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi như sau:

      1. Trạm thường trực chống va trôi

      Trạm thường trực chống va trôi được đặt ở thượng lưu khu vực công trình không quá 300 mét.

      2. Báo hiệu thường trực chống va trôi

      Việc bố trí báo hiệu thường trực chống va trôi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.

      3. Phương tiện, nhân lực tại các trạm thường trực chống va trôi

      a) Mỗi trạm thường trực bố trí tối thiểu một tàu có công suất từ 150 CV đến 250 CV và tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 40 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực chống va trôi để bố trí phương tiện cho phù hợp). Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định;

      b) Định biên thuyền viên trên phương tiện được bố trí theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhân lực thường trực chống va trôi, hỗ trợ, cứu nạn được bố trí tối thiểu như sau: chỉ huy thường trực chống va trôi (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca; nhân viên thường trực chống va trôi (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 7 người/ca;

      c) Quy định về số giờ nổ máy cửa các phương tiện để thực hiện chống va trôi tại hiện trường:

      Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I và cấp II: số giờ nổ máy của phương tiện là 1,5 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,5 giờ/ca;

      Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp III và cấp IV: số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,0 giờ/ca;

      Tuyến đường thủy không thuộc các trường hợp trên: số giờ nổ máy của phương tiện là 0,5 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ca;

      d) Các dụng cụ, trang thiết bị tối thiểu cho 01 trạm bao gồm: 01 bảng hiệu trạm thường trực (ghi tên trạm, tên công trình, đơn vị thực hiện, điện thoại liên lạc...); 01 bộ loa nén/phương tiện; 01 cờ hiệu/phương tiện; 01 tủ thuốc cứu sinh; 01 bộ đàm (điện thoại)/phương tiện; 02 đèn pin; 01 ống nhòm và dụng cụ cứu sinh theo quy định, các trang thiết bị còn hoạt động tốt.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn