Phà có sức chở trên 50 khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa có đúng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/08/2022

Phà có sức chở trên 50 khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa có đúng không? Có bao nhiêu thủy thủ trong một ca làm việc đối với phương tiện chở khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa?

Chào Ban biên tập, em có vấn đề này cần được giải đáp. Em là sinh viên năm nhất ngành Hàng hải thuộc Đại học M. Em đang tìm hiểu về các phương tiện thủy nội địa nhưng mà có nhiều phương tiện quá nên em chưa thể phân biệt được hết. Em thắc mắc là phà có sức chở trên 50 khách là thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa đúng không ạ hay là thuộc nhóm khác?

Xin hãy giải đáp giúp em, em cảm ơn.

    • 1. Phà có sức chở trên 50 khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa có đúng không?

      Tại Điều 17 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT' onclick="vbclick('68248', '371958');" target='_blank'>Điều 17 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định phân nhóm phương tiện như sau:

      1. Nhóm I

      a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 (một trăm) khách.

      b) Phà có sức chở trên 100 (một trăm) khách và trên 350 tấn hàng hóa.

      c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

      d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

      đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 3000 sức ngựa.

      2. Nhóm II

      a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách.

      b) Phà có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách và trên 250 đến 350 tấn hàng hóa.

      c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1000 tấn.

      d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 800 tấn đến 1500 tấn.

      đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 250 sức ngựa đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa.

      3. Nhóm III

      a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 (mười hai) khách đến 50 (năm mươi) khách.

      b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa.

      c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn.

      d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.

      đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 100 sức ngựa đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

      Như vậy, theo quy định trên phà có sức chở bao nhiêu khách vẫn chưa đủ tiêu chí để xếp vào nhóm nào mà nó còn phụ thuộc vào sức chứa hàng. Phà có sức chở trên 50 khách đến 100 khách và trên 250 đến 350 tấn hàng thì được xếp vào nhóm II phương tiện thủy nội địa. Còn phà có sức chở trên 100 khách và trên 350 tấn hàng thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa.

      2. Có bao nhiêu thủy thủ trong một ca làm việc đối với phương tiện chở khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa?

      Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT' onclick="vbclick('68248', '371958');" target='_blank'>Điều 18 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định biểu định biên thuyền viên như sau:

      1. Phương tiện chở khách

      Số TT

      Chức danh

      Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

      Nhóm I

      Nhóm II

      Nhóm III

      1

      Thuyền trưởng

      1

      1

      1

      2

      Máy trưởng

      1

      1

      1

      3

      Thủy thủ

      2

      1

      1

      4

      Thợ máy

      1

      1

      Tổng cộng

      5

      4

      3

      a) Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

      b) Phương tiện thuộc nhóm I hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km có thể bố trí giảm 01 (một) thủy thủ.

      c) Phương tiện thuộc nhóm II hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km không nhất thiết phải bố trí thợ máy.

      Do đó, số lượng thủy thủ trong cùng một ca làm việc trên phương tiện chở khách thuộc nhóm I phương tiện thủy nội địa là 2 người.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 17 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT Tải về
    • Điều 18 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn