Pháp luật quy định như thế nào về đoạn đường bộ trong khu vực đường ngang giao với đường sắt

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/06/2017

Đoạn đường bộ trong khu vực đường ngang giao với đường sắt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Mạnh Thắng đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi có một thắc mắc muốn được hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật như sau, tại nơi tôi sinh sống có một vài đường săt và đường bộ nằm xen kẽ nhau trong một khoảng nhất định, việc này rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông, vậy anh/chị cho tôi hỏi pháp luật nước ta có quy định như thế nào về vấn đề này? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn!
Mạnh Thắng (0977589***)

    • Đoạn đường bộ trong khu vực đường ngang giao với đường sắt được quy định Điều 15 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

      Đoạn đường bộ trong khu vực đường ngang, ngoài việc phải bảo đảm các quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo cấp đường bộ, còn phải bảo đảm các quy định cụ thể sau đây:

      1. Đường bộ từ mép ray ngoài cùng trở ra phải thẳng trên một đoạn dài bằng khoảng cách tầm nhìn hãm xe quy định tại Điều 12 của Thông tư này, trường hợp khó khăn về địa hình cũng không được nhỏ hơn 15 m.

      2. Độ dốc của đường bộ

      a) Trường hợp đường ngang trên đoạn đường sắt thẳng: Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ không có dốc (0%) trong phạm vi tối thiểu 16 m, trường hợp khó khăn cũng không nhỏ hơn 10 m.

      b) Trường hợp đường ngang trên đoạn đường sắt cong tròn, đường bộ có dốc dọc theo dốc siêu cao của đường sắt trong phạm vi sau: giữa hai chắn đối với đường ngang có người gác; giữa hai vạch “dừng xe” đối với đường ngang cảnh báo tự động; giữa hai vạch “nhường đường” đối với đường ngang biển báo. Đoạn tiếp theo không có dốc (0%) trong phạm vi tối thiểu 10 m;

      c) Tiếp theo các đoạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này là các đoạn phải có chiều dài ít nhất 20 m, độ dốc không quá 3%; trường hợp vùng núi và địa hình khó khăn, độ dốc các đoạn này không được quá 6%.

      d) Trường hợp đoạn đường bộ đi qua hai đường sắt trở lên, độ dốc dọc của đường bộ được xác định theo cao độ đỉnh ray của hai đường sắt liền kề.

      3. Chiều rộng phần xe chạy của đoạn đường bộ trong phạm vi đường ngang không nhỏ hơn bề rộng phần xe chạy trên đường bộ phía ngoài và không nhỏ hơn 6m. Trường hợp phải mở rộng để mặt đường không nhỏ hơn 6 m thì đoạn tiếp theo vuốt dần về bề rộng phần xe chạy trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang theo tỉ lệ 10:1.

      Đường ngang cấp I, cấp II và đường ngang trong khu dân cư phải có phần đường dành riêng cho người đi bộ trong phạm vi đường ngang đó.

      4. Trong phạm vi đường ngang phải có đầy đủ hệ thống thoát nước để đảm bảo thoát nước của khu vực.

      Đối với đoạn đường bộ trong khu vực giao với đường sắt, bên cạnh đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn của đường bộ còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt khác như độ dốc của đường bộ, chiều rộng phần xe chạy trong phạm vi đường ngang và trong phạm vi đường ngang phải có đầy đủ các hệ thống tháo nước theo quy định. Về tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ được quy định tại Điều 41 Luật giao thông vận tải 2008.

      Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về đoạn đường bộ trong khu vực đường ngang giao với đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn