Phương thức, thủ tục chứng nhận hợp quy Thiết bị giám sát hành trình sử dụng trên các loại xe ô tô được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/12/2016

Bạn đọc Nguyễn Hồng Danh, địa chỉ mail hong_danh_09****@gmail.com hỏi: Phương thức, thủ tục chứng nhận hợp quy Thiết bị giám sát hành trình sử dụng trên các loại xe ô tô được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi hiện đang là một tài xế chạy xe khách bắc-nam. Tôi rất quan tâm tới vấn đề này nhưng không có điều kiện tìm hiểu. Mong các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giùm tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng!

    • Phương thức, thủ tục chứng nhận hợp quy Thiết bị giám sát hành trình sử dụng trên các loại xe ô tô được hướng dẫn tại Tiểu mục 3.1.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (TBGSHT) được ban hành kèm theo Thông tư 73/2014/TT-BGTVT.

      Theo đó, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ KHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và các quy định của pháp luật có liên quan, áp dụng cụ thể như sau:

      a) TBGSHT sản xuất, lắp ráp trong nước:

      Áp dụng theo phương thức 4, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Trình tự đăng ký, chứng nhận hợp quy thực hiện theo quy định tại Phụ lục D và Phụ lục Đ của Quy chuẩn này.

      b) TBGSHT nhập khẩu theo lô hàng:

      Áp dụng theo phương thức 7, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Trình tự thực hiện việc lấy mẫu, kiểm tra thử nghiệm theo lô sản phẩm TBGSHT nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục D và Phụ lục Đ của Quy chuẩn này. Số lượng mẫu thử nghiệm tương ứng với số lượng TBGSHT thuộc lô hàng, cụ thể như sau:

      - Đối với lô thiết bị có số lượng đến 100: 02 mẫu;

      - Đối với lô thiết bị có số lượng từ trên 100 đến 500: 03 mẫu;

      - Đối với lô thiết bị có số lượng lớn hơn 500: 05 mẫu.

      Quy trình và nội dung thử nghiệm mẫu được thực hiện theo các quy định tại Phụ lục D của Quy chuẩn này. Kết quả thử nghiệm của tất cả các mẫu thử phải đạt yêu cầu. Nếu một trong các mẫu thử có từ 01 tiêu chí trở lên không đạt thì sẽ tiến hành lấy mẫu lần 2. Khi kiểm tra lần 2, nếu có từ 1 mẫu trở lên không đạt yêu cầu thì toàn bộ lô sản phẩm TBGSHT đăng ký kiểm tra đó không đạt yêu cầu và không được đăng ký kiểm tra lại.

      Kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm TBGSHT là căn cứ để cấp Giấy chứng nhận hợp quy đối với lô hàng nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy đánh giá theo phương thức 7 chỉ có giá trị đối với từng lô hàng TBGSHT nhập khẩu (theo các số sê-ri của TBGSHT đã đăng ký).

      c) Lô TBGSHT nhập khẩu được miễn thử nghiệm mẫu đại diện khi đảm bảo các yêu cầu sau:

      + Có cùng kiểu loại, cùng cơ sở sản xuất ở nước ngoài, được sản xuất trong cùng một năm (tính từ thời điểm mở tờ khai hải quan) đối với lô hàng đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy và do cùng một tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

      + Có tài liệu chứng minh cơ sở sản xuất ở nước ngoài áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 hoặc tương đương.

      Trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu nêu trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) xem xét, miễn thử nghiệm mẫu điển hình đối với lô hàng đó và cấp Giấy chứng nhận hợp quy đối với lô hàng nhập khẩu.

      Trường hợp lô hàng thuộc đối tượng miễn thử nghiệm mẫu nêu trên có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng, Tổng cục ĐBVN thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm mẫu chứng nhận hợp quy theo quy định tại điểm b mục này.

      d) Mẫu TBGSHT sau khi đo, thử nghiệm và chứng nhận hợp quy phải được lưu trữ tại tổ chức thử nghiệm và Tổng cục ĐBVN, cụ thể như sau:

      + 01 mẫu lưu tại tổ chức thử nghiệm TBGSHT trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kết quả đo thử nghiệm;

      + 01 mẫu lưu tại Tổng cục ĐBVN trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận hợp quy đối với lô sản phẩm TBGSHT nhập khẩu; trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm TBGSHT sản xuất lắp ráp trong nước. Sau thời gian lưu mẫu, đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sản phẩm TBGSHT liên hệ với tổ chức thử nghiệm và Tổng cục ĐBVN để nhận lại mẫu lưu.

      Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy của đơn vị sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phải được lưu giữ tại đơn vị tối thiểu 03 năm, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận hợp quy đối với kiểu loại hoặc lô sản phẩm TBGSHT.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về phương thức, thủ tục chứng nhận hợp quy Thiết bị giám sát hành trình sử dụng trên các loại xe ô tô, được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô được ban hành kèm theo Thông tư 73/2014/TT-BGTVT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • tiểu mục 3.1.3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (tbgsht) được ban hành kèm theo Thông tư 73/2014/TT-BGTVT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn