Quy định chung về phương thức liên lạc thoại không - địa

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/08/2017

Quy định chung về phương thức liên lạc thoại không - địa? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm hoạt động bay. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Quy định chung về phương thức liên lạc thoại không - địa? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Kim Tuyền (tuyen****@gmail.com)

    • Phương thức liên lạc thoại không - địa được quy định tại Điều 237 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

      1. Phương thức liên lạc thoại không - địa được thực hiện theo Tập II Phụ ước 10, Tài liệu 4444 PANS-ATM và Tài liệu 9432 của ICAO.

      2. Phương thức liên lạc thoại sử dụng trong các trường hợp sau:

      a) Dịch vụ kiểm soát tại sân bay;

      b) Dịch vụ kiểm soát tiếp cận;

      c) Dịch vụ kiểm soát đường dài;

      d) Trường hợp khẩn cấp, khẩn nguy và thông tin liên lạc bị hỏng;

      đ) Phương thức phát các tin tức khí tượng và tin tức khác về sân bay;

      e) Xử lý trường hợp bất thường của tổ lái.

      3. Quy định về kỹ thuật phát:

      a) Trước khi phát, canh nghe trên tần số được sử dụng để đảm bảo rằng sẽ không gây nhiễu khi một đài trạm khác đang phát;

      b) Sử dụng ngữ điệu chuẩn, phát âm rõ ràng và mạch lạc;

      c) Duy trì tốc độ nói trung bình, không vượt quá 100 từ mỗi phút. Dừng một chút trước và sau các chữ số để giúp người nghe dễ hiểu hơn. Trong trường hợp các yếu tố của điện văn được người nhận ghi lại, cần phải nói với tốc độ chậm hơn;

      d) Duy trì âm lượng ở mức độ ổn định, không đổi;

      đ) Không sử dụng các từ do dự như “à, ờ, ừ”;

      e) Duy trì một khoảng cách cố định giữa miệng và ống nói;

      g) Tạm thời ngừng phát nếu có việc cần thiết khác hoặc khi thay đổi khoảng cách giữa miệng và ống nói;

      h) Bóp và giữ phím bấm trước khi phát và không nhả phím bấm cho đến khi kết thúc điện văn nhằm đảm bảo rằng toàn bộ điện văn được phát đi;

      i) Trong trường hợp cần thiết, khi phát các điện văn dài nên ngắt ra để người phát điện văn xác nhận rằng tần số phát không bị nhiễu bởi trạm phát khác và để người nhận có thể yêu cầu phát lại những phần chưa nhận được;

      k) Người bấm phím để nói phải thả phím bấm ra sau khi phát và đảm bảo phim bấm không được bật lên nhằm tránh nguy cơ phím bấm bị kẹt trong liên lạc thoại.

      Trên đây là nội dung tư vấn về phương thức liên lạc thoại không - địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2017/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn