Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/04/2022

Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển? Phân vùng khai thác thủy sản như thế nào? Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?

    • Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển?
      (ảnh minh họa)
    • Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển?

      Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì việc cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

      Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ' onclick="vbclick('56FBC', '362169');" target='_blank'>Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì:

      Cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:

      - Tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

      - Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

      Thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

      - Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;

      - Thẩm quyền thu hồi Giấy phép: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thì có thẩm quyền thu hồi Giấy phép.

      Trên đây là quy định về hồ sơ và trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

      Phân vùng khai thác thủy sản như thế nào?

      Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về luật thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi phân vùng khai thác thủy sản được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Phân vùng khai thác thủy sản như sau:

      1. Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:

      - Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;

      - Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;

      - Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

      2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.

      Trên đây là quy định về phân vùng khai thác thủy sản.

      Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?

      Tôi đang tìm hiểu các quy định về Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

      Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

      - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

      - Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;

      - Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan: Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

      Trên đây là quy định về trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn