Tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam có được phép phóng máy bay quân sự dò đường không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/11/2022

Tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam có được phép phóng máy bay quân sự dò đường không? Tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam phóng máy bay quân sự dò đường có bị xử lý theo Luật Việt Nam không? Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài như thế nào? 

Chào anh chị Luật sư. Tôi là ngư dân đi trên tàu cá, thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhiều lần, tôi có chứng kiến việc tàu thuyền nước ngoài tiến vào lãnh hải Việt Nam và thấy họ có phóng máy bay quân sự thì tôi có hỏi những thuyền viên nước ngoài thì họ nói là dò đường trên biển. Nhưng tôi không biết pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào, họ có được quyền phóng máy bay quân sự dò đường không? 

Mong nhận được tư vấn từ anh chị. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam có được phép phóng máy bay quân sự dò đường không?

      Tại Khoản 3 Điều 23 Luật biển Việt Nam 2012 ' onclick="vbclick('23086', '382149');" target='_blank'>Điều 23 Luật biển Việt Nam 2012 có quy định đi qua không gây hại trong lãnh hải, như sau:

      3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:

      a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

      b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;

      c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

      d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

      đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

      e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;

      g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;

      h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;

      i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;

      k) Đánh bắt hải sản trái phép;

      l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;

      m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;

      n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

      Theo đó, tàu thuyền nước ngoài đang ở trên lãnh hải Việt Nam không được phép phóng đi các loại phương tiện quân sự, bất kể là lý do gì.

      2. Tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam phóng máy bay quân sự dò đường có bị xử lý theo Luật Việt Nam không?

      Theo Khoản 11, Khoản 12, Khoản 13 Điều 8 Nghị định 96/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6E1AD', '382149');" target='_blank'>Điều 8 Nghị định 96/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 8 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('7DFFB', '382149');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

      11. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

      a) Sử dụng thiết bị thu phát vô tuyến điện ở khu vực hạn chế hoạt động, vùng cấm nằm trong khu vực biên giới biển;

      b) Bắn, phóng, thả, điều khiển các phương tiện, vật thể gây hại cho an ninh, trật tự, kinh tế, an toàn, an ninh hàng hải;

      c) Sử dụng phương tiện đường thủy cập mạn tàu thuyền nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền trong vùng nước nội thủy, lãnh hải.

      12. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2; điểm d khoản 8; điểm a, điểm b khoản 11 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4 Điều này;

      c) Tước quyền sử dụng giấy phép vận tải, kinh doanh, xây dựng, khai thác khoáng sản, tài nguyên, môi trường, khai thác hải sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 6; điểm c khoản 8 Điều này;

      d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; điểm a, điểm d khoản 2; khoản 7; điểm b khoản 10; khoản 11 Điều này.

      13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc rời khỏi khu vực biên giới biển đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 5; điểm a khoản 6; điểm b khoản 10; điểm a, điểm b khoản 11 Điều này;

      b) Buộc tháo dỡ thiết bị, công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 10 Điều này.

      Với quy định này thì tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải Việt Nam thực hiện việc phóng máy bay quân sự dò đường thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

      Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, bị trục xuất đối với người nước ngoài và buộc rời khỏi khu vực biên giới biển khi có hành vi vi phạm.

      3. Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài như thế nào?

      Căn cứ Điều 30 Luật biển Việt Nam 2012' onclick="vbclick('23086', '382149');" target='_blank'>Điều 30 Luật biển Việt Nam 2012 quy định quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài, như sau:

      1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.

      2. Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:

      a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;

      b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam;

      c) Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

      d) Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.

      3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này.

      4. Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      Như vậy, quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài được áp dụng thực hiện theo quy định nêu trên của pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn