Thế chấp tàu biển Việt Nam theo Bộ luật Hàng hải 2005

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Theo dõi sự thay đổi của Thế chấp tàu biển Việt Nam
Ngày hỏi: 25/07/2018

Hoạt động hàng hải là một trong những ngành quan trọng đối với nước ta. Tôi muốn tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động hàng hải từ trước đến nay. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi thế chấp tàu biển Việt Nam theo Bộ luật Hàng hải 2005 được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! 

Kim Dung - Bình Dương

    • Thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 33 Bộ luật Hàng hải 2005, theo đó:

      1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp giữ.

      2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho người nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

      3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.

      4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.

      Trên đây là tư vấn về thế chấp tàu biển Việt Nam theo Bộ luật Hàng hải 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Bộ luật Hàng hải 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn