Thế nào là Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/03/2022

Thế nào là Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam? Trách nhiệm quản lý của nhà nước về hàng hải? Khái niệm quyền cầm giữ hàng hải

    • Thế nào là Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam?

      Mọi người hãy giúp tôi giải đáp các thắc mắc sau đây: Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam là gì? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

      Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam là đường đi của tàu thuyền trong lãnh hải Việt Nam, được giới hạn bởi các điểm có vị trí, tọa độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, công bố để chỉ dẫn cho tàu thuyền khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.

      Cùng với đó, việc thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc đi qua không gây hại và bảo đảm an toàn hàng hải của tàu thuyền phải phù hợp với pháp luật của Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và điều ước quốc tế khác liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      Trên đây là nội dung trả lời về khái niệm tuyến hàng hải quốc tế.

      Trách nhiệm quản lý của nhà nước về hàng hải

      Xin được hỏi, theo quy định hiện hành thì: Trách nhiệm quản lý của nhà nước về hàng hải như thế nào?

      Trả lời: Trách nhiệm quản lý của nhà nước về hàng hải được quy định tại Điều 10 Bộ luật Hàng hải 2015, theo đó:

      1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng hải.

      2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải.

      3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải theo quy định của pháp luật.

      4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải.

      5. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải tại địa phương.

      Trên đây là tư vấn về trách nhiệm quản lý của nhà nước về hàng hải. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Bộ luật Hàng hải 2015. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Khái niệm quyền cầm giữ hàng hải

      Tôi đang có thắc mắc về một số vấn đề và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể Ban biên tập hãy cung cấp cho tôi khái niệm cũng như là một số thông tin có liên quan đến quyền cầm giữ hàng hải với ạ? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

      Trả lời: Căn cứ theo Điều 40 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì vấn đề này được quy định như sau:

      - Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.

      Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.

      - Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 41 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.

      - Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

      - Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.

      - Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

      Theo đó, tại Điều 41 Bộ luật này có quy định về khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải như sau:

      - Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.

      - Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

      - Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác.

      - Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.

      - Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn