Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/04/2018

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm gì? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên là Kim Ngân. Theo thông tin tôi được biết thì vừa qua Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia. Tôi đang có thắc mắc liên quan đến vấn đề này cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, theo quy định mới thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm gì? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

0121***

 

    • Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 13 Thông tư 16/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2018 thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau:

      + Kiểm tra, yêu cầu quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng để đưa vào kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm;

      + Căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt tổ chức lập đề cương, dự toán quan trắc trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt;

      + Tổ chức thực hiện quan trắc công trình, bộ phận công trình đường sắt và lập báo cáo kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá so sánh với giá trị giới hạn cho phép đã nêu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan; đánh giá an toàn công trình theo các quy định hiện hành;

      + Báo cáo kết quả kết quả quan trắc, đề xuất, kiến nghị Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra để báo cáo Bộ Giao thông vận tải có biện pháp xử lý kịp thời đối với trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường.

      - Nội dung quan trắc công trình đường sắt bao gồm: vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng, chuyển vị, nghiêng, lún, nứt, võng), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác. Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc; tổ chức thực hiện quan trắc; phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 16/2018/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 3 và Khoản 4 Điều 13 Thông tư 16/2018/TT-BGTVT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn