Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/05/2018

Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định ra sao? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Hải Anh là sinh viên năm 3 trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3. Theo thông tin tôi được biết thì Chính phủ có ban hành Nghị định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu. Vì đáp ứng nhu cầu hiểu biết, tôi có tìm hiểu về vấn đề này, nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 75/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('5D53C', '243746');" target='_blank'>Điều 19 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu, Có hiệu lực từ 01/7/2018, trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định như sau:

      1. Tổ chức và quản lý lực lượng bảo vệ bảo đảm trật tự, an toàn trên các đoàn tàu thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra chuyên ngành đường sắt, các cơ quan công an, chính quyền địaphương để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trên tàu, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của hành khách và người thuê vận tải.

      2. Chịu trách nhiệm cấp trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ trên tàu và các chi phí khác cho hoạt động bảo vệ trên tàu do doanh nghiệp quản lý; quy định niên hạn sử dụng cho các loại trang phục, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu.

      3. Căn cứ vào yêu cầu, tính chất và quy mô của các đoàn tàu để quyết định hình thức tổ chức, bố trí lực lượng. Chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy bảo vệ trên tàu. Đôn đốc, kiểm tra các hoạt động bảo vệ trên tàu.

      4. Tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo vệ trên tàu.

      5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an xây dựng kế hoạch huấn luyện và bổ túc nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ trên tàu, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng và bổ túc định kỳ nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu; phối hợp với cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an trong việc huấn luyện và bổ túc định kỳ nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ trên tàu.

      6. Định kỳ ngày 20 tháng 12 hằng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an các nội dung sau:

      a) Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý;

      b) Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu được đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Nghị định này;

      c) Kết quả hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu;

      d) Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định và đề xuất, kiến nghị.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa. Để tìm hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 75/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn