Từ tháng 7/2018, Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm gì trong bảo đảm an toàn hoạt động đường sắt?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/08/2017

Từ tháng 7/2018, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua trong bảo đảm an toàn hoạt động đường sắt được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi là nhân viên gác đường ngang tại ga đường sắt Yên Trung, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Vừa qua, tôi được biết, Nhà nước vừa ban hành Luật Đường sắt mới, có hiệu lực từ tháng 7/2018. Tôi thắc mắc không biết theo quy định mới này thì Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm gì trong bảo đảm an toàn hoạt động đường sắt? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Viết Hà (ha***@gmail.com)

    • Từ ngày 01/7/2018, Luật Đường sắt 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó,Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

      Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua trong bảo đảm an toàn hoạt động đường sắt từ tháng 7/2018 được quy định tại Điều 48 Luật Đường sắt 2017' onclick="vbclick('4B159', '197779');" target='_blank'> Điều 48 Luật Đường sắt 2017. Cụ thể bao gồm:

      Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung sau đây:

      1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

      2. Khi giao đất, cho thuê đất dọc ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt phải bố trí đất để xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui, hàng rào để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt;

      3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

      4. Quản lý, tăng cường các điều kiện an toàn giao thông tại lối đi tự mở; giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở hiện có theo lộ trình; chịu trách nhiệm trong việc phát sinh lối đi tự mở mới;

      5. Bảo đảm kinh phí để thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi trách nhiệm của địa phương;

      6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;

      7. Tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 44 của Luật này;

      8. Người đứng đầu địa phương nơi có đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua trong bảo đảm an toàn hoạt động đường sắt. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Đường sắt 2017.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn