Vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/02/2017

Chào anh/chị! Tôi đang xử lý hồ sơ cá nhân vay mua ô tô khách. Tôi có hỏi một vài người bạn cho rằng, "chỉ doanh nghiệp và hợp tác xã mới được đăng ký chạy xe khách tuyến cố định, còn cá nhân nếu muốn hoạt động thì phải góp vốn vào HTX/DN hoặc cho HTX/DN thuê xe, đối với xe đã/đang chạy tuyến cố định ĐK xe đứng tên cá nhân đều phải sang tên cho DN/HTX hoặc ký HĐ thuê xe với DN/HTX để được phép tiếp tục hoạt động". Điều này khiến tôi rất lúng túng do: + Tôi không tìm thấy văn bản nào quy định cá nhân không được phép đăng ký tuyến cố định (mà chỉ quy định DN/HTX đủ đk abc để chạy tuyến cố định...) + DN vận tải không muốn ký HD thuê xe, trừ khi cá nhân đó đăng ký tên chủ xe là DN và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào với khoản vay mới chịu hợp tác. + Tuy nhiên, không cá nhân nào muốn vay tiền để mua xe đăng ký tên người khác. + Mặt khác, nếu cá nhân đó đồng ý sang tên cho 1 DN vận tải thì về mặt quy định, chúng tôi đang cho cá nhân vay mua xe để hình thành tài sản của doanh nghiệp/HTX và bảo đảm bằng tài sản này. Điều này là trái với quy định ngân hàng (chỉ nhận tsbđ là của thân nhân ng vay) Do chưa hiểu hết phương thức hoạt động của các HTX vận tải và quy định về vận tải, tôi rất mong quý Công ty sớm hỗ trợ trả lời các câu hỏi của tôi và tư vấn cách thức xử lý (nếu được). Chân thành cảm ơn!

    • Liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, chị có thể tham khảo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật giao thông đường bộ 2008.
      Còn về trường hợp chị trình bày có thể hiểu đây như là hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, thì khi thực hiện hoạt động góp vốn mà thực hiện bằng phần vốn góp thì phải chuyển quyền sở hữu qua cho doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã theo cam kết góp vốn của chủ tài sản.
      Theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP) thì tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. Trường hợp chị trình bày là tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai.
      Điều 70 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định về vấn đề Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm như sau: "1. Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu tài sản đó. Thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự.
      2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
      Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này."
      Căn cứ các quy định trên, thì nếu ngân hàng cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai thì bên nhận thế chấp, ở đây là ngân hàng có quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản này theo Điều 26 Nghị định 163. Nếu người bảo đảm dung tài sản thế chấp này góp vốn vào doanh nghiệp/HTX thì phải đảm bảo về vấn đề Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm như Điều 70 đã nêu.
      Trên đây là tư vấn về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định. Để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn