Xe buýt có phải bắt buộc có ghế cho người khuyết tật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/07/2022

Xe buýt có phải bắt buộc có ghế cho người khuyết tật không? Quản lý tuyến xe buýt thực hiện như thế nào?

Chào ban biên tập, em là sinh viên đại học thường xuyên sử dụng xe buýt, em thấy có một số xe buýt có ghế dán dành cho người khuyết tật, một số xe buýt thì không có ghế này. Vậy cho em hỏi xe buýt tuyến cố định có bắt buộc phải có ghế dành cho người khuyết tật không? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

    • Xe buýt có phải bắt buộc có ghế cho người khuyết tật không?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định như sau:

      2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

      a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

      b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

      c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.

      Như vậy, đối với xe buýt vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

      Quản lý tuyến xe buýt thực hiện như thế nào?

      Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

      3. Nội dung quản lý tuyến

      a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến có trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;

      b) Quy định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;

      c) Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;

      d) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn