Các trường hợp nào kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện việc kiểm toán?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/10/2017

Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện việc kiểm toán được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Khánh Huy, công chức nhà nước đã về hưu hiện đang sinh sống tại Ninh Kiều, Cần Thơ, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Các trường hợp nào kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện việc kiểm toán? Văn bản nào quy định nội dung này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi chân thành cảm ơn anh/chị rất nhiều. 

 

    • Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện việc kiểm toán được quy định tại Điều 19 Luật kiểm toán độc lập 2011 ' onclick="vbclick('1DD48', '206643');" target='_blank'>Điều 19 Luật kiểm toán độc lập 2011 như sau:

      Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:

      1. Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;

      2. Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

      3. Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;

      4. Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

      5. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;

      6. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

      7. Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

      8. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện việc kiểm toán theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật kiểm toán độc lập 2011.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn