Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/06/2022

Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán không? Quyền của kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào? Tôi hiện có dự định đăng ký hành nghề kiểm toán, tuy nhiên tôi có tiền án tiền sự thì có được đăng ký hành nghề không? Nhờ anh/chị hướng dẫn.

    • Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán không?
      (ảnh minh họa)
    • Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán không?

      Căn cứ Điều 16 Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định về những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:

      1. Cán bộ, công chức, viên chức.

      2. Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.

      3. Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

      4. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

      5. Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.

      Như vậy, theo quy định như trên, nếu bạn có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên thì sẽ không được đăng ký hành nghề kiểm toán, nếu bạn có tiền án không thuộc quy định trên thì được đăng ký hành nghề kiểm toán.

      Quyền của kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào?

      Căn cứ Điều 17 Luật này khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các quyền sau đây:

      1. Hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật này;

      2. Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

      3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;

      4. Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.

      5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.

      6. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn