Công ty phải lập báo cáo kiểm toán nội bộ trong bao nhiêu ngày khi kết thúc năm tài chính?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/12/2022

Công ty phải lập báo cáo kiểm toán nội bộ trong bao nhiêu ngày khi kết thúc năm tài chính? Có thể thuê tổ chức bên ngoài đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ của công ty được không? Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp nào?

Xin chào ban biên tập, em mới vào bộ phận kế toán của một công ty niêm yết, sắp hết năm tài chính rồi, công ty đang chuẩn bị làm báo cáo kiểm toán nội bộ thì không biết công ty phải lập trong bao nhiêu ngày? Kết thúc năm công ty có được thuê tổ chức bên ngoài đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ của mình không? Xin được giải đáp.

    • Công ty phải lập báo cáo kiểm toán nội bộ trong bao nhiêu ngày khi kết thúc năm tài chính?

      Căn cứ Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('4CFB4', '384168');" target='_blank'>Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định báo cáo kiểm toán như sau:

      1. Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:

      a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

      b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

      c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

      d) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;

      đ) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

      2. Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu có).

      3. Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.

      4. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán. Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

      5. Báo cáo kiểm toán hàng năm: Báo cáo kiểm toán hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.

      Như vậy, đối với những doanh nghiệp lập báo cáo kiểm toán nội bố hằng năm thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải lập và gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho những người được quy định trên.

      (Hình ảnh minh họa)

      Có thể thuê tổ chức bên ngoài đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ của công ty được không?

      Theo Điều 19 Nghị định 05/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('4CFB4', '384168');" target='_blank'>Điều 19 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ như sau:

      1. Đơn vị phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.

      Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.

      2. Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

      3. Đơn vị có thể thuê tổ chức bên ngoài có chuyên môn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.

      Theo đó, công ty có thể thuê tổ chức bên ngoài có chuyên môn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ của mình.

      Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp nào?

      Tại Điều 17 Nghị định 05/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('4CFB4', '384168');" target='_blank'>Điều 17 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định báo cáo đột xuất và tham vấn chuyên môn như sau:

      1. Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau:

      a) Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngay cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này;

      b) Thông báo kịp thời cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định;

      c) Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

      2. Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

      3. Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.

      Như vậy, bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp được quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn