Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải làm báo cáo tài chính cuối năm không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 02/08/2022

Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải làm báo cáo tài chính cuối năm không? Mức xử phạt khi không thực hiện báo cáo tài chính cuối năm là gì? 

Doanh nghiệp tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ nhưng do vài nguyên nhân nên có vài tháng không phát sinh doanh thu vậy có phải làm báo cáo tài chính cuối năm không? Mức xử phạt khi không thực hiện báo cáo tài chính cuối năm là gì? 

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • 1. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải làm báo cáo tài chính cuối năm không?

      Theo Khoản 1 Điều 3 Luật kế toán 2015' onclick="vbclick('48D81', '370863');" target='_blank'>Điều 3 Luật kế toán 2015 quy định:

      Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

      Tại Khoản 4 Điều 6 Luật kế toán 2015' onclick="vbclick('48D81', '370863');" target='_blank'>Điều 6 Luật kế toán 2015 về nguyên tắc kế toán, theo đó:

      1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

      2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.

      3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

      4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.

      5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

      6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.

      7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.

      Ngoài ra, Khoản 4 Điều 32 Luật kế toán 2015' onclick="vbclick('48D81', '370863');" target='_blank'>Điều 32 Luật kế toán 2015 về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính, như sau;

      Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.

      Như vậy, báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu vẫn phải làm báo cáo tài chính cuối năm theo quy định.

      2. Mức xử phạt khi không thực hiện báo cáo tài chính cuối năm là gì?

      Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('58BDC', '370863');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:

      4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

      Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('58BDC', '370863');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('58BDC', '370863');" target='_blank'>Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, như sau:

      2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      Theo đó, khi cá nhân có hành vi không thực hiện báo cáo tài chính cuối năm thì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 80.000.000 đồng và với tổ chức thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn