Kiểm kê tài sản định kỳ có thể được thực hiện sau lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/05/2022

Kiểm kê tài sản định kỳ có thể được thực hiện sau lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự không? Chi cục Thi hành án dân sự có phải quản lý các khoản thu về thi hành án do các trại giam thực hiện không? Tôi là kế toán tại Chi cục Thi hành án dân sự, cho tôi hỏi kiểm kê tài sản định kỳ thi hành án được lập sau khi lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự không? Ngoài ra bên trại giam họ cũng thực hiện các khoản thu về thi hành án thì bên tôi có được quản lý các khoản thu đó không? Xin được giải đáp.

    • Kiểm kê tài sản định kỳ có thể được thực hiện sau lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự không?
      (ảnh minh họa)
    • Kiểm kê tài sản định kỳ có thể được thực hiện sau lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự không?

      Căn cứ Điều 5 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định về kiểm kê tài sản như sau:

      1. Các cơ quan Thi hành án dân sự phải kiểm kê định kỳ và kiểm kê bất thường để xác định số tiền quỹ có trong kết, tài sản, vật chứng bảo quản trong kho đảm bảo khớp đúng với số liệu ghi trong sổ kế toán tại thời điểm kiểm kê. Trường hợp kết quả kiểm kê có chênh lệch với sổ kế toán thì phải kiểm tra, rà soát, tìm nguyên nhân và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý số chênh lệch đó, nếu thiếu thì phải quy trách nhiệm vật chất để xử lý. Căn cứ vào ý kiến xử lý chênh lệch kết quả kiểm kê, kế toán tiến hành điều chỉnh lại sổ kế toán để đảm bảo cho số liệu trên sổ kế toán khớp đúng với số thực tế.

      2. Kiểm kê định kỳ: Thực hiện định kỳ vào cuối quý và cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự.

      3. Kiểm kê bất thường: Đơn vị phải tiến hành kiểm kê bất thường trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, bàn giao, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách đơn vị, các sự cố bất thường khác và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Như vậy, việc kiểm kê tài sản định kỳ phải thực hiện trước khi lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự theo như quy định trên.

      Chi cục Thi hành án dân sự có phải quản lý các khoản thu về thi hành án do các trại giam thực hiện không?

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2020/TT-BTC về nhiệm vụ kế toán tại Cục và Chi cục Thi hành án dân sự như sau:

      a) Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán của hoạt động thi hành án dân sự và tình hình quản lý tiền, tài sản, vật chứng trong quá trình thi hành án của đơn vị. Mở sổ kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo đúng quy định.

      b) Kiểm tra, giám sát các khoản thu của các đối tượng; các khoản chi trả, hoàn trả cho các đối tượng; các khoản nộp ngân sách nhà nước; tình hình nhập, xuất quỹ, tình hình quản lý tài sản tạm giữ, vật chứng trong quá trình thi hành án; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong thi hành án dân sự.

      c) Theo dõi, giám sát và quản lý các khoản thu về thi hành án do các trại giam thực hiện.

      d) Định kỳ hàng tháng, quý, năm đối chiếu chi tiết sổ thu - chi, nhập - xuất tiền và tài sản giữa sổ kế toán với từng hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên (nếu có phát sinh) để có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm những tồn đọng hoặc chênh lệch phát sinh theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, tài chính và thi hành án dân sự. Đối với hồ sơ thi hành án xong phải đối chiếu trước khi duyệt đưa hồ sơ vào lưu trữ.

      đ) Lập, nộp đúng hạn, đầy đủ các báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự, báo cáo tài chính theo quy định; Đối với Cục Thi hành án dân sự ngoài việc lập báo cáo phát sinh tại tỉnh, còn phải tổng hợp số liệu và lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự toàn tỉnh gửi cho Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp.

      e) Phân tích thông tin, số liệu kế toán về thi hành án nhằm giúp cho Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và cơ quan quản lý cấp trên nắm được tình hình quản lý tiền, tài sản, vật chứng cũng như hoạt động thi hành án của đơn vị.

      g) Cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tài chính, kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự ở các đơn vị trực thuộc.

      Theo đó, Chi cục thi hành án dân sự có nhiệm vụ theo dõi, giám sát và quản lý các khoản thu về thi hành án do các trại giam thực hiện theo như quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn