Kiểm toán viên

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Xin cho tôi biết về những nội dung sau: 1. Tiêu chuẩn của kiểm toán viên? 2. Hệ thống cơ quan kiểm toán nhà nước?

    • I. Tiêu chuẩn của kiểm toán viên

      A. Kiểm toán viên nhà nước (Điều 29 Luật Kiểm toán nhà nước):

      1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

      2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

      3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ năm năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán Nhà nước từ ba năm trở lên;

      4. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước và được Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp chứng chỉ.

      B. Tiêu chuẩn của Kiểm toán viên độc lập (Điều 13 nghị định 105/2004/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 30/2009/NĐ-CP):

      a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15 của Nghị định này;

      b) Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên;

      c) Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính;

      d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp.

      Lưu ý: Điều 15 Nghị định 105/2004/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 30/2009/NĐ-CP – Người không được làm kiểm toán viên:

      1. Không đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

      2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

      3. Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án hay quyết định của Tòa án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính - kế toán mà chưa được xóa án tích.

      4. Đang bị quản chế hành chính.

      5. Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

      6. Bị tiền án vì vi phạm các tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế.

      7. Cá nhân có hành vi vi phạm gây thiệt hại lớn đối với hoạt động tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời hạn 3 năm.

      II. Bộ máy của hệ thống cơ quan kiểm toán nhà nước:

      Theo Điều 17 và Điều 21, Điều 25 Luật Kiểm toán nhà nước, bộ máy kiểm toán nhà nước bao gồm: Tổng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp, Hội đồng kiểm toán nhà nước.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn