Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức là bao nhiêu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/03/2023

Xin hỏi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước theo những hình thức nào? - Câu hỏi của Mạnh Kiêm (Hoà Bình).

    • Những biện pháp khắc phục hậu quả về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước?

      Tại Điều 6 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2023) có quy định về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước như sau:

      Hình thức xử phạt và hiện pháp khắc phục hậu quả

      1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

      a) Cảnh cáo;

      b) Phát tiến.

      2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:

      a) Buộc cãi chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không

      chính xác hoặc không trung thực;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

      Căn cứ quy định trên, các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước bao gồm:

      - Buộc cãi chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực;

      - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

      (Hình từ Internet)

      Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức là bao nhiêu?

      Căn cứ Điều 7 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2023) có quy định về mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức như sau:

      Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền

      1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức là 100.000.000 đồng.

      2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

      Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức là 100.000.000 đồng.

      Những cơ quan nhà nước nào được kiểm toán theo quy định pháp luật?

      Theo Điều 55 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định về đơn vị được kiểm toán nhà nước bao gồm:

      Đơn vị được kiểm toán

      1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương.

      2. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.

      3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương.

      4. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

      5. Đơn vị quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

      6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước.

      7. Đơn vị sự nghiệp công lập.

      8. Tổ chức quản lý tài sản quốc gia.

      9. Ban quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

      10. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.

      11. Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Các đơn vị này có thể thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện việc kiểm toán theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhà nước và gửi báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước.

      12. Cơ quan được giao quản lý, sử dụng nợ công.

      Theo đó, những cơ quan nhà nước được kiểm toán theo quy định pháp luật gồm:

      - Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương.

      - Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.

      - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương.

      - Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

      - Đơn vị quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

      - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước.

      - Đơn vị sự nghiệp công lập.

      - Tổ chức quản lý tài sản quốc gia.

      - Ban quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

      - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

      Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.

      - Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

      - Cơ quan được giao quản lý, sử dụng nợ công.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn