Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2017

Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Hạ Linh hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi đang tìm hiểu về tài sản cố định trong cơ quan nhà nước. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

    • Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 11 Thông tư 162/2014/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

      1. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn:

      a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất;

      b) Tài sản cố định đặc biệt được quy định tại Điều 5 Thông tư này;

      c) Tài sản cố định đơn vị đang thuê sử dụng;

      d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước;

      đ) Các tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được;

      e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.

      2. Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toánhoặc bất thường. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có (trừ các tài sản cố định quy định tại Khoản 1 Điều này) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn.

      Riêng các tài sản cố định tham gia toàn bộ thời gian vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị thì việc tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

      3. Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo chủ trương của Nhà nước thì hao mòn tài sản cố định được tính tại thời điểmcó quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Trên đây là tư vấn về nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 162/2014/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chào thân ái và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 11 Thông tư 162/2014/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn