Phải làm kế toán bao nhiêu năm mới có thể làm kiểm toán nội bộ trong cơ quan Nhà nước?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/08/2022

Phải làm kế toán bao nhiêu năm mới có thể làm kiểm toán nội bộ trong cơ quan Nhà nước? Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm trong cơ quan Nhà nước của ai?

Xin chào ban biên tập, hiện tại tôi đang làm việc trong một cơ quan Nhà nước, gần đây cơ quan đang lên kế toán tuyển người làm công việc kiểm toán nội bộ, trước đây tôi cũng đã làm kế toán được 3 năm rồi thì tôi có thể ứng tuyển vị trí này không? Xin được giải đáp.

    • 1. Phải làm kế toán bao nhiêu năm mới có thể làm kiểm toán nội bộ trong cơ quan Nhà nước?

      Căn cứ Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('4CFB4', '372663');" target='_blank'>Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ như sau:

      1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.

      2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.

      3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.

      4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.

      5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

      Như vậy, phải làm kế toán 03 năm và đạt các tiêu chuẩn trên mới có thể làm kiểm toán nội bộ trong cơ quan Nhà nước. Anh/chị trước đây đã làm kế toán 3 năm thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác được quy định ở trên mới có thể làm công tác kiểm toán nội bộ của cơ quan Nhà nước.

      2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm trong cơ quan Nhà nước của ai?

      Theo Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('4CFB4', '372663');" target='_blank'>Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm như sau:

      1. Căn cứ mục tiêu, chính sách, quy mô, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.

      2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:

      a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ/bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;

      b) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán.

      3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.

      4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:

      a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

      b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

      c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;

      d) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết;

      đ) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

      e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

      g) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

      5. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán là:

      a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

      b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

      c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

      d) Hội đồng quản trị đối với công ty niêm yết;

      đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

      e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

      Theo đó, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm được quy định ở trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn