Bị sa thải trái pháp luật có được kiện thẳng ra tòa hay phải chờ hòa giải?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/03/2019

Em nghỉ việc 4 ngày không phép, 1 ngày phép trong tháng này, bị công ty sa thải. Nhờ anh chị tư vấn giúp em có thể kiện thẳng công ty ra tòa không hay phải hòa giải với công ty trước?

    • Thứ nhất, về quyết định kỷ luật sa thải của công ty bạn.

      Theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì:

      “1. Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật lao động như sau:

      a) 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;

      b) 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.”

      Theo như bạn trình bày là bạn nghỉ không phép 04 ngày, 01 ngày có phép trong tháng này và bị công ty sa thải. Như vậy, trong trường hợp này công ty sa thải bạn không có căn cứ và trái với quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp tới quyền và lợi ích của bạn.

      Thứ hai, có thể kiện thẳng công ty ra tòa không hay phải hòa giải với công ty trước?

      Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 thì:

      1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

      a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
      ..."

      Như vậy, bạn có thể trực tiếp nộp đơn khởi kiện ra tòa để Tòa án giải quyết mà không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu của bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn