Các khoản thu, chi tài chính công đoàn, nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án được công đoàn quản lý như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/11/2017

Các khoản thu, chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án được công đoàn quản lý như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Công đoàn, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu những quy định về tổ chức công đoàn Việt Nam, đặc biệt là những quy định liên quan đến vấn đề tài chính công đoàn vì trong quá trình tìm hiểu có một số vấn đề mà tôi chưa rõ lắm. Chính vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Các khoản thu, chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án được công đoàn quản lý như thế nào? Tôi có thể tham khảo nội dung này ở đâu? Rất mong nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập. Khánh Thành (thanh***@gmail.com)

    • Việc quản lý các khoản thu, chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án của công đoàn được quy định tại Điều 9 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:

      Các khoản thu, chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án... phải được theo dõi trong sổ kế toán của đơn vị, quyết toán đầy đủ, kịp thời; chứng từ kế toán đảm bảo nguyên tắc theo chế độ kế toán đơn vị HCSN do Nhà nước quy định và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn

      Các đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý thu, chi tài chính công đoàn. Kế toán quản lý chặt chẽ các khoản tiền gửi ngắn hạn, dài hạn, đối chiếu số dư với ngân hàng; phản ánh chính xác, kịp thời các khoản tiền gốc, tiền lãi vào sổ kế toán, báo cáo của đơn vị.

      Mỗi đơn vị kế toán chỉ tổ chức một quỹ tiền mặt. Quỹ tiền mặt phải được quản lý chặt chẽ, kiểm kê quỹ hàng tháng và đột xuất, hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt. Định mức tồn quỹ tiền mặt cuối tháng tối đa bằng 2%/Tổng chi cho hoạt động thường xuyên theo dự toán được duyệt, phải được quy định trong quy chế chi tiêu và quản lý tài chính của đơn vị.

      Trên đây là nội dung quy định về việc quản lý các khoản thu, chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án của công đoàn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Quyết định năm 2016 1908/QĐ-TLĐ Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn