Các trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/06/2017

Các trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Đức Tâm. Hiện tại tôi đang là viên chức làm việc tại cơ quan giúp việc cho Thống đố Ngân hàng Nhà nước. Tôi được tuyển dụng vào năm 2006. Vừa qua, vì lý do cá nhân tôi đã nộp đơn xin thôi việc và được người đứng đầu cơ quan đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động với tôi. Cho tôi hỏi, tôi có được nhận trợ cấp thôi việc đối với khoản thời gian làm việc tại đây hay không? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi tư Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Nguyễn Đức Tâm (tamduc*****@gmail.com)

    • Các trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc
      (ảnh minh họa)
    • Các trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc được quy định tại Tiểu mục 1.1 Mục II Thông tư 130/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức. Cụ thể là:

      Công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP

      Điều 5 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP quy định các trường công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc như sau:

      1. Công chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

      2. Viên chức được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:

      a) Viên chức tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

      b) Viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được người đứng đầu đơn vị đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc;

      c) Viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 hết thời hạn của hợp đồng làm việc mà không được người đứng đầu đơn vị ký tiếp hợp đồng làm việc.

      Đối với trường hợp mà bạn đã cung cấp cho Ban biên tập Thư Ký Luật thì bạn bắt đầu làm việc tại cơ quan giúp việc cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ năm 2006 đến năm 2017 (thời điểm mà bạn xin nghỉ việc), và bạn xin nghỉ việc đúng quy định của pháp luật thì bạn vừa nhận được trợ cấp thôi việc vừa được nhận được trợ cấp thất nghiệp. Tương ứng với từng khoản thời gian như sau:

      - Đối với thời gian làm việc từ năm 2006 đến ngày 1/1/2009 bạn sẽ được nhận trợ cấp thôi việc do cơ quan bạn đang làm việc chi trả, với mức trợ cấp thôi việc là mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương ( được quy định tại Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 )

      - Đối với thời gian làm việc từ ngày 1/1/2009 đến thời điểm bạn nghỉ việc, bạn sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp. Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng (được quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Việc làm 2013)

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 130/2005/TT-BNV.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • tiểu mục 1.1 mục ii Thông tư 130/2005/TT-BNV Tải về
    • Điều 5 Nghị định 54/2005/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn