Chế độ đối với người tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bị tai nạn

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/08/2017

Chế độ đối với người tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bị tai nạn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Yến Hân hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang tìm hiểu về hoạt động huấn luyện đối với nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy. Hoạt động phòng cháy chữa cháy là hoạt động  nguy hiểm nên cần có sự huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi chế độ đối với người tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bị tai nạn được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

    • Chế độ đối với người tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bị tai nạn được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC' onclick="vbclick('48CA7', '195093');" target='_blank'>Điều 9 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC Hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công An - Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

      1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được cơ quan bảo hiểm chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

      2. Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp thực hiện các chế độ sau:

      a) Giám định mức suy giảm khả năng lao động;

      b) Trợ cấp một lần theo mức độ suy giảm khả năng lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. Mức trợ cấp được tính như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

      c) Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Mức trợ cấp được tính như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

      d) Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật;

      đ) Trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần;

      e) Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe chưa phục hồi từ 05 đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

      3. Thời điểm hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm b, c và đ Khoản 2 Điều này được tính từ tháng người bị tai nạn điều trị xong, ra viện. Trường hợp vết thương tái phát, được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

      Đối tượng được hưởng chế độ đối với người tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bị tai nạn bao gồm: cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành.

      Trên đây là tư vấn về chế độ đối với người tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bị tai nạn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chào thân ái và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn