Chế độ làm việc trong thời gian bị cắt điện

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã giải đáp vướng mắc của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương về chế độ làm việc và tiền lương cho người lao động trong thời gian bị cắt điện.

    • Về bố trí ngày nghỉ cho người lao động trong trường hợp bị cắt điện luân phiên có lịch thông báo trước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 51/TTr-CSLĐ ngày 13/4/2007 và Công văn số 656/LĐTBXH-LĐTL ngày 8/3/2010 hướng dẫn về vấn đề này.

      Theo đó, vì việc cắt điện đã có lịch thông báo trước và có tính chất lâu dài nên các doanh nghiệp có quyền chủ động bố trí thời gian sản xuất và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động để phù hợp với điều kiện thực tế, miễn là đảm bảo bố trí cho người lao động nghỉ đủ 4 ngày trong tháng (không nhất thiết phải là ngày Chủ nhật).

      Trường hợp không bố trí được ngày nghỉ bù cho người lao động theo Công văn số 51/TTr-CSLĐ và Công văn số 656/LĐTBXH-LĐTL nêu trên, mà người lao động phải ngừng việc do nguyên nhân bị cắt điện (nguyên nhân bất khả kháng) thì người lao động được trả tiền lương ngừng việc cho số ngày nghỉ ngừng việc thực tế với mức do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại khoản 3, Điều 62 Bộ luật Lao động.

      Trường hợp người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm giờ (tăng ca) và được người lao động chấp thuận thì người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ (kể cả trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm) theo quy định tại Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

      Số giờ làm thêm của người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ, Nghị định số109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ và Thông tư số15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/6/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong đó số giờ làm thêm trong 1 ngày không quá 4 giờ; tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong 1 ngày không vượt quá 12 giờ.

      Đồng thời, theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, không được coi số giờ làm thêm của người lao động là để bù cho đủ số giờ làm việc trong 1 tuần theo quy định của pháp luật lao động mà doanh nghiệp lựa chọn, quyết định (ví dụ như 48 giờ/tuần) để không phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn