Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/02/2022

Cho hỏi Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động gồm các nội dung gì? Mong được anh/chị hướng dẫn theo quy định mới nhất của pháp luật.

    • Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

      Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 01/03/2022) Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động bao gồm các nội dung sau:

      STT

      Nội dung

      Số giờ bồi dưỡng

      Lý thuyết

      Thảo luận tình huống

      Tổng

      I

      Kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động đánh giá

      8

      0

      8

      1

      Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá và phân công trách nhiệm trong hoạt động đánh giá

      2

      Giao tiếp trong hoạt động đánh giá

      3

      Thu thập tài liệu, hồ sơ

      4

      Kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

      0

      4

      4

      II

      Quy trình thực hiện hoạt động đánh giá

      4

      0

      4

      1

      Yêu cầu hoạt động đánh giá tại doanh nghiệp:

      a) Đánh giá hồ sơ, tài liệu

      b) Đánh giá trực tiếp tại nơi làm việc và phỏng vấn người lao động, người quản lý

      2

      Thu thập hồ sơ, tài liệu, hồ sơ liên quan đến sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp

      3

      Phân tích cơ sở dữ liệu hồ sơ thu thập, đối chiếu với quy định của pháp luật, điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp và dự thảo báo cáo đánh giá

      4

      Tổ chức thông qua dự thảo báo cáo đánh giá và tiếp thu thêm thông tin, hồ sơ, giải trình và hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá

      5

      Thông qua báo cáo đánh giá an toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các bước tiếp theo

      III

      Nội dung đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động

      1

      Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động

      4

      0

      4

      2

      Công tác lập các kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

      3

      Xây dựng nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

      4

      Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

      5

      Quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và việc xây dựng văn hóa an toàn lao động

      6

      Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc:

      4

      0

      4

      a) Thực hiện quan trắc môi trường lao động

      b) Tổ chức nhận diện và đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

      c) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động

      d) Việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phòng chống cháy nổ và kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp

      đ) Việc cải thiện điều kiện lao động

      7

      Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động:

      4

      0

      4

      a) Thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc làm thêm giờ

      b) Đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động và thực hiện chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

      c) Thực hiện chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật

      d) Chế độ khám sức khoẻ, điều trị bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ người lao động

      8

      Khai báo, điều tra, thống kê về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động và tính tần suất tai nạn lao động:

      4

      0

      4

      a) Khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

      b) Thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

      c) Tính tần suất tai nạn lao động

      9

      Thực hiện chính sách về an toàn, vệ sinh lao động với các đối tượng lao động đặc thù

      4

      0

      4

      10

      Thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

      11

      Chấp hành quy định về thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo tai nạn lao động

      12

      Chấp hành kết luận, kiến nghị, xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan có thẩm quyền

      IV

      Báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

      4

      0

      4

      1

      Tổng hợp cơ sở dữ liệu, chứng cứ và dự thảo báo cáo

      2

      Chỉnh sửa dự thảo và công bố báo cáo chính thức

      Tổng số giờ bồi dưỡng

      36

      4

      40

      *Ghi chú: 1 giờ học = 60 phút

      Mẫu báo cáo kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

      Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 01/03/2022) có quy định mẫu báo cáo kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động như sau:

      HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH
      -------

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
      ---------------

      Số: …………………

      …………, ngày tháng …… năm 20…

      BÁO CÁO

      Kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

      1. THÔNG TIN VỀ KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

      - Tổng số học viên dự kiến, số lượng học viên thực tế tham gia (kèm danh sách).

      - Thời gian, địa điểm tổ chức sát hạch.

      - Công tác tổ chức sát hạch ……

      - Các nội dung khác ……………

      2. KẾT QUẢ SÁT HẠCH

      - Số học viên đủ điều kiện sát hạch ……; số học viên vi phạm quy chế sát hạch: ...

      - Số học viên sát hạch đạt yêu cầu: ……; số học viên không đạt: ……

      Danh sách chi tiết kết quả sát hạch của các học viên được gửi kèm báo cáo này

      3. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ

      CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH
      (Ký và ghi rõ họ tên)

      DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC SÁT HẠCH VÀ KẾT QUẢ SÁT HẠCH

      STT

      Họ và tên

      Tên tổ chức đánh giá

      Kết quả sát hạch

      Đánh giá (Đạt/ Không đạt)

      Lần 1

      Lần 2

      Điểm lý thuyết

      Điểm xử lý tình huống

      Điểm lý thuyết

      Điểm xử lý tình huống

      1

      Nguyễn Văn A

      …/…

      …/…

      …/…

      …/…

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn