Chuyển sang công ty con làm có phải ký hợp đồng lao động mới không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/09/2019

Tôi đang làm theo hợp đồng không xác định thời hạn, và mới đây công ty bổ nhiệm tôi về làm giám đốc tại công ty con. Tuy nhiên, công ty lại yêu cầu tôi phải ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với công ty con và chấm dứt hợp đồng tại công ty mẹ. Cho hỏi công yêu cầu như vậy có đúng không? Trường hợp của tôi có được xem là chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không? Nhờ tư vấn.

    • Chuyển sang công ty con làm có phải ký hợp đồng lao động mới không?
      (ảnh minh họa)
    • - Căn cứ Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

      Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

      Thứ nhất, theo quy định trên thì việc chuyển người lao động làm công việc khác trong hợp đồng là chuyển trong phạm vi nội bộ công ty, mặc dù công ty con này thuộc sự quản lý trực tiếp từ công ty mẹ nhưng 02 công ty được hạch toán một cách độc lập, do đó khi bạn chuyển sang làm việc tại công ty con phải ký hợp đồng lao động mới.

      Thứ hai, công ty mẹ yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động không thời hạn thì phải tuân thủ quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012, nếu chấm dứt sai thì phải chịu trách nhiệm theo quy định này. Tuy nhiên, trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với công ty mẹ để tạm hoãn hợp đồng theo Điều 32.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn