Có buộc phải chi trả lương đối với thực tập sinh hay không? Thực tập sinh có tham gia bảo hiểm xã hội không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 29/03/2022

Có buộc phải chi trả lương đối với thực tập sinh không? Thực tập sinh có tham gia bảo hiểm xã hội không? Doanh nghiệp của tôi vừa tiếp nhận một thực tập sinh vào thực tập trong 03 tháng. Tôi muốn hỏi là công ty tôi có buộc phải trả lương cho thực tập sinh không? Khi vào thực tập thì thực tập sinh này có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?

    • Có buộc phải chi trả lương đối với thực tập sinh không?

      Bộ luật Lao động 2019 hiện chưa có quy định về hợp đồng đối với thực tập sinh.

      Theo đó, tại Điều 93 Luật Giáo dục 2019' onclick="vbclick('59C31', '361166');" target='_blank'>Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định về trách nhiệm của xã hội như sau:

      1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

      a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;

      b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;

      c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

      d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.

      2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

      3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

      Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định:

      6. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

      Như vậy, theo quy định thì thực tập là một hình thức học tập được quy định bởi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học nên không buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân phải ký kết hợp đồng lao động với thực tập sinh. Do đó, việc trả lương cho thực tập sinh là không bắt buộc mà tùy thuộc vào thỏa thuận của thực tập sinh và nơi thực tập.

      Thực tập sinh có tham gia bảo hiểm xã hội không?

      Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

      1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

      a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

      b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

      c) Cán bộ, công chức, viên chức;

      d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

      đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

      e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

      g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

      h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

      i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

      2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

      3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

      4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

      5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

      Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

      Tại quy định trên, không đề cập đến trường hợp thực tập sinh là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên thực tập sinh không phải tham gia bảo hiểm xã hội.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn