Có được thu tiền người lao động khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/09/2022

Có được thu tiền người lao động khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hay không? Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì người sử dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền? 

Chào anh chị Luật sư. Tôi hiện đang làm việc tại công ty X với công việc cần phải có trang bị bảo hộ lao động và công ty có văn bản là sẽ mua cho công nhân làm việc nhưng sau đó sẽ thu tiền của người lao động để hoàn lại cho công ty. Xin hỏi Luật sư là có được thu tiền người lao động khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hay không?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Có được thu tiền người lao động khi mua phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hay không?

      Tại Điều 23 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015' onclick="vbclick('44D69', '374448');" target='_blank'>Điều 23 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, như sau:

      1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

      2. Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.

      3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

      a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

      b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;

      c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;

      d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

      4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.

      Theo đó, người sử dụng lao động không được phép thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại.

      2. Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì người sử dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

      Căn cứ Khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('75050', '374448');" target='_blank'>Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

      8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:

      a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

      b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

      c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

      d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

      đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

      11. Biện pháp khắc phục hậu quả

      Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại khoản 8 Điều này.

      Như vậy, khi người sử dụng lao động không thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động không được trang bị mà mức phạt tiền thấp nhất là từ 3.000.000 đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn