Có phải gửi bảng lương mới cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/11/2022

Có phải gửi bảng lương mới cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội hay không? Trả lương qua thẻ ATM thì người lao động hay công ty chịu phí chuyển khoản? Công ty cắt lương vì làm mất hồ sơ có đúng không?

    • Có phải gửi bảng lương mới cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội hay không?

      Cho hỏi, bên mình có xây dựng bảng lương mới cho nhân viên kinh doanh thì có phải gửi lên thông báo với Sở LĐTBXH nữa hay không? Cảm ơn admin.

      Trả lời:

      Tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '380262');" target='_blank'>Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:

      1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

      2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

      3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

      Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

      Như vậy, doanh nghiệp không phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước. Do đó, công ty chỉ cần thực hiện đúng quy định và phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện lao động (nếu có) khi xây dựng thang lương, bảng lương như quy định ở trên.

      Trả lương qua thẻ ATM thì người lao động hay công ty chịu phí chuyển khoản?

      Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật thì trường hợp công ty trả lương cho người lao động qua thẻ ATM thì người lao động hay công ty chịu phí chuyển khoản?

      Trả lời:

      Tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '380262');" target='_blank'>Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương như sau:

      - Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

      - Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

      Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

      - Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

      Như vậy, việc trả lương bằng tiền mặt hay chuyển khoản là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động, không bắt buộc phải sử dụng hình thức trả lương nào.

      Nhưng nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trả lương bằng chuyển khoản qua thẻ ATM thì phí chuyển khoản sẽ do người sử dụng lao động (công ty) chi trả.

      Công ty cắt lương vì làm mất hồ sơ có đúng không?

      Em được công ty cử đi giao hồ sơ cho đối tác. Chẳng may em làm mất nên không kịp giao cho đối tác, em có về báo với công ty và công ty cũng đã xử lý rồi. Nhưng cuối tháng em nhận quyết định cắt lương với lý do mất hồ sơ. Không biết như vậy có đúng không ạ? Cắt hết 1 nửa tiền lương luôn ạ.

      Trả lời:

      Theo Điều 127 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '380262');" target='_blank'>Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

      1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

      2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

      3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

      Căn cứ quy định trên, thì người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức cắt lương thay vì xử lý kỷ luật lao động. Do đó, công ty bạn cắt 1 nửa lương là sai quy định. Trường hợp này bạn có thể gửi yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động để được giải quyết (Điều 187 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '380262');" target='_blank'>Điều 187 Bộ luật Lao động 2019).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn