Điều kiện để xa thải người lao động

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/09/2016

Chào luật sư, cho em hỏi về điều kiện để xa thải người lao động trong trường hợp sau như thế nào ạ? " Nhân viên A , đã làm việc tại công ty em hơn 3 năm và vừa ký hơp đồng lao động không thời hạn được 2 tháng, nhưng Nhân vien A này đã nghỉ việc không lý do 3 lần( có xác nhận của nhân viên này và cũng đã kèm theo bản kiểm điểm),ngoài ra còn tụ ý nghỉ việc nhiều lần mà công ty đã châm trước bỏ qua(tuy nhiên bên em đã có máy chấm vân tay khi vào công ty làm việc), công ty em cũng đã gọi nhân viên này lại để họp và nói rõ về tình trạng nghỉ việc như vậy và nhân viên đó đã làm bản trường trình không tái phạm, nhưng vẫn liên tục tái phạm nhiều lần..."  Nay cty em muốn xa thải nhân viên này thì sẽ tiến hành công việc và trình tự như thế nào ạ? Rất mong Luật sư giúp đỡ Xin chân thành cảm ơn!

    • Trong trường hợp này phía công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động theo quy định sau:

      Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc – Nghị định05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động

      1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

      Thủ tục xử lý kỷ luât lao động được thực hiện theo quy định sau:

      I.Về Thời hiệu xem xét kỷ luật : (căn cứ Điều 86 BLLĐ, Điều 8 Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 đã được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 33/2003 )- tối đa là 03 tháng, kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm, trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 6 tháng.

      II. Các trường hợp cấm và hoãn thi hành kỷ luật (căn cứ Điều 7, 8 Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 đã được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 33/2003 )

      1. Các trường hợp không xử lý kỷ luật như sau :

      - Người lao động vi phạm quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình..

      - Vì lý do đình công.

      2. Các trường hợp hoãn xử lý kỷ luật :

      Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

      2.1 Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động

      2.2 Bị tam giam, tạm giữ

      2.3 Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi của người lao động trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 BLLĐ

      2.4 Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.Khi hết thời gian nêu trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.

      3. Các hành vi cấm trong khi tiến hành xử lý kỷ luật

      3.1 Xử lý nhiều hình thức kỷ luật.3.2 Vi phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động

      3.3 Dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

      III.Về thẩm quyền :

      (căn cứ Điều 10 Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 đã được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Nghị định 33/2003)

      - Người đại diện theo pháp luật của Công ty Trong trường hợp người xem xét kỷ luật không phải là người có thẩm quyền thì phải có văn bản ủy quyền với lý do người có thẩm quyền đi vắng và phải chứng minh việc đi vắng.

      IV.Trình tự thủ tục xem xét kỷ luật1. Về nhân sự bao gồm : (căn cứ Điều 87 BLLĐ, Điều 10,11 Nghị định 41/CP đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 33/2003; mục 2 phần IV Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003)

      - Người ĐD theo PL của Cty hoặc người được ủy quyền – Chủ trì cuộc họp - Đại diện BCH CĐ hoặc BCH CĐ lâm thời

      - Người lao động bị xem xét kỷ luật

      - Người làm chứng (nếu có)

      - Người bào chữa cho người lao động bị xem xét kỷ luật (nếu có)

      -Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có)

      2. Hồ sơ xử lý kỷ luật bao gồm : ( căn cứ mục 2 phần IV Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003)

      - Bản tường trình sự việc của người lao động

      - Biên bản xảy ra sự việc (được lập khi phát hiện có hành vi vi phạm của NLĐ)

      - Tài liệu chứng minh việc người sử dụng lao động đã gửi thông báo 03 lần (áp dụng đối với trường hợp đương sự cố tình vắng mặt sau 03 lần gửi thông báo về việc xem xét kỷ luật)

      - Các tài liệu hồ sơ khác có liên quan đến hành vi vi phạm của người lao động.

      3. Trình tự cuộc họp xử lý kỷ luật : ( căn cứ Điều 11 Nghị định 41/CP đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 33/2003; mục 2 phần IV Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003)

      Phần mở đầu Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự \

      Phần nội dung

      Bước 1. Các nhân sự trình bày theo trình tự sau đây :

      1. Người lao động trình bày bản tường trình. Nếu không có bản tường trình thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra sự việc.

      2. Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật

      3. Người làm chứng trình bày (nếu có)

      4. Người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động căn cứ theo khoản 1 Điều 85 BLLĐ.

      Bước 2. Các nhân sự nhận xét về hành vi vi phạm và việc áp dụng hình thức kỷ luật theo thứ tự sau :

      1. Đại diện BCHCĐ

      2. Đương sự

      3. Người bào chữa (nếu có)

      Phần kết luậnNgười chủ trì tiến hành các thủ tục sau :

      1. Kết luật hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động

      2. Thông qua biên bản họp xét kỷ luật, ký vào biên bản và yêu cầu người lao động, Đại diện BCH CĐ ký vào biên bản nếu họ không ký thì phải ghi rõ lý do.

      Lưu ý : Trong trường hợp không ký, không ghi lý do thì nên lập biên bản về việc đó có sự chứng kiến của người làm chứng và các thành viên khác. Biên bản phải đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 41/CP đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 33/20033. Ban hành quyết định kỷ luật lao động theo mẫu 09 kèm theo Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003

      V. Thủ tục sau khi ban hành quyết định xử lý kỷ luật : (căn cứ điểm c khoản 3 Điều 11 Nghị định 41/CP đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 33/2003)

      § Người chủ trì cuộc họp phải gửi Quyết định kỷ luật sa thải cho người lao động và BCHCĐ.

      § Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra Quyết định kỷ luật sa thải, người chủ trì cuộc họp phải gửi cho Sở LĐ_TB &XH Hà Nội Quyết định kỷ luật sa thải (bản gốc) kèm theo biên bản xử lý kỷ luật (bản sao chứng thực)

      - Người sử dụng lao động thực hiện việc thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động (nếu có

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn