Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện nhiệm vụ gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 04/09/2017

Nhiệm vụ của đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi là giảng viên trường Cao đẳng nghề Bắc Giang. Trong quá trình công tác, tôi được biết, một trong những thủ tục kiểm định chất lượng dạy nghề của các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề là thành lập đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề. Vậy, trong quá trình kiểm định, đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ Quý Ban biên tập trong thời gian sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe! 

Tiến Dũng (dung***@gmail.com)

    • Ngày 29/12/2011, Bộ Lao động - Lao động và Xã hội ban hành Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề. Thông tư này quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, bao gồm: tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề; công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.

      Theo đó, nhiệm vụ của đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 16 Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH. Cụ thể bao gồm:

      1. Xây dựng kế hoạch hoạt động của đoàn kiểm định, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên trong đoàn kiểm định; báo cáo Tổng cục Dạy nghề về kế hoạch hoạt động của đoàn và thông báo cho cơ sở dạy nghề trước ngày khảo sát thực tế ít nhất 3 (ba) ngày làm việc.

      2. Nghiên cứu báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề và các văn bản, tài liệu, thông tin, minh chứng kèm theo.

      3. Thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở dạy nghề.

      4. Lập báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

      5. Họp với cơ sở dạy nghề về dự thảo báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề.

      6. Lập hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề, gửi Tổng cục Dạy nghề.

      7. Giải trình các nội dung liên quan đến kiểm định chất lượng dạy nghề tại cơ sở dạy nghề theo yêu cầu của Tổng cục Dạy nghề.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ của đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn