Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lao động nước ngoài?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/04/2019

Trường hợp doanh nghiệp của tôi có sử dụng lao động nước ngoài thì có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho đối tượng này không? Trường hợp không đóng thì công ty có phải thanh toán lại tiền cho họ? Xin cảm ơn. 

    • Căn cứ: Điều 3 Luật Việc làm 2013; Điều 186 Bộ luật Lao động 2012.

      Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định:

      Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

      Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

      a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

      b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

      c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

      Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

      Như vậy, theo quy định trên thì việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Lao động nước ngoài sẽ không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên công ty không phải đóng cho họ.

      Tuy nhiên, mặc dù được loại bỏ nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng vào mỗi kỳ trả lương cho lao động nước ngoài, công ty vẫn phải chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định (hiện nay là 1% tiền lương đóng BHXH) cho đối tượng này căn cứ vào Điều 186 Bộ luật Lao động 2012.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn