Doanh nghiệp đuổi người lao động để không phải thưởng Tết sẽ bị phạt như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/11/2016

Dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp dùng các chiêu trò khác nhau (gây áp lực cho người lao động, bắt tăng ca quá mức…) để đuổi việc người lao động nhằm không phải trả tiền thưởng Tết. Vậy doanh nghiệp có bị xử lý gì không? Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

    • (i) Người sử dụng lao động chỉ được phép sa thải (đuổi việc) người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2012; như vậy, ngoài các trường hợp này thì người sử dụng lao động không được đuổi việc người lao động.

      Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

      Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

      1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

      2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

      Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

      3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

      Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

      (ii) Trong trường hợp người sử dụng lao động đuổi việc người lao động trái pháp luật thì họ phải có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường một khoản chi phí cho người lao động theo Điều 42 của Bộ luật Lao động 2012.

      (iii) Ở mức độ vi phạm nhẹ thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

      (iv) Trường hợp đuổi người lao động một cách trái pháp luật ở mức độ nặng, thì có bị xử lý hình sự theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 1999 (hình phạt có thể lên đến 01 năm tù giam).

      Điều 128. Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật

      Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn