Doanh trại gần bãi rác ô nhiễm, cán bộ sĩ quan có được hưởng phụ cấp độc hại không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/06/2019

Tôi là sĩ quan quân đội công tác tại Bình Thuận. Tại sát đơn vị tôi có bãi rác thành phố thường xuyên có mùi khó chịu. Cùng với việc đốt làm khói xung quanh đơn vị vậy đơn vị tôi có được phụ cấp độc hại không

 

    • Doanh trại gần bãi rác ô nhiễm, cán bộ sĩ quan có được hưởng phụ cấp độc hại không?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Mục I Thông tư 07/2005/TT-BNV' onclick="vbclick('CE2A', '294957');" target='_blank'>Thông tư 07/2005/TT-BNV thì trường hợp của anh không phải là đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại theo quy định của pháp luật, tuy nhiên nếu anh vẫn muốn được nhận phụ cấp này thì Căn cứ Khoản 3 Mục 3 Thông tư 07/2005/TT-BNV' onclick="vbclick('CE2A', '294957');" target='_blank'>Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm cán bộ, công chức, viên chức có quy định điều kiện xét duyệt hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp độc hại cụ thể như sau:

      ...

      3. Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp và thường xuyên làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư này mà chưa được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có văn bản đề nghị Bộ, ngành (nếu thuộc Trung ương quản lý), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý). Trên cơ sở đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ, ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ (kèm theo hồ sơ) để trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thoả thuận hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

      Hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm, gồm:

      a) Công văn đề nghị của Bộ, ngành Trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

      b) Bản thuyết minh điều kiện lao động được cơ quan y học lao động xác nhận. Trường hợp nghề hoặc công việc đã được công nhận là nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc nghề, công việc làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì kèm theo danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm đã được ban hành.

      c. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đề nghị được hưởng, số người đề nghị được hưởng và nguồn kinh phí chi trả, trong đó tính riêng phần quỹ do ngân sách nhà nước chi trả.

      Nếu hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp độc hại của cơ quan anh được cơ quan có thẩm quyền đồng ý thì anh và đơn vị của mình sẽ được nhận phụ cấp độc hại, căn cứ theo quy định của Thông tư 07/2005/TT-BNV' onclick="vbclick('CE2A', '294957');" target='_blank'>Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm cán bộ, công chức, viên chức.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn