Đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải chịu trách nhiệm gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/02/2017

Bạn L.T - Email: lehuutinh5554@xxx trình bày: Tôi làm cho một công ty ở Bình Dương. Sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn 1 năm, ccng ty và tôi có thỏa thuận ký tiếp hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Sau khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn được gần 1 năm, do môi trường làm việc độc hại, cũng như trợ cấp độc hại quá ít so với thực trạng công việc, tôi và một số người làm cùng có kiến nghị lên cấp trên thì bị cho nghỉ việc. Xin hỏi, Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như vậy vi phạm quy định gì? Tôi sẽ được hưởng quyền lợi gì trong sự việc này?

    • Điều 38 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

      1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

      2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;...

      Nếu đúng như bạn phản ánh, thì Công ty của bạn có dấu hiệu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật, vì không thuộc các trường hợp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo điều luật đã viện dẫn nói trên.

      Trường hợp này, Công ty bạn có nghĩa vụ sau đây:

      - Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

      - Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường trên, còn phải trả trợ cấp thôi việc (cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương)

      - Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường 2 khoản trên, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn