Đóng đủ 20 năm BHXH nghỉ việc có được trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/03/2019

Tôi đi làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty này từ năm 1999. Tính đến nay tôi đã đóng đủ 20 năm BHXH, tôi muốn nghỉ việc để có thời gian đi du lịch, chăm sóc bản thân. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi đóng đủ 20 năm BHXH nghỉ việc có được bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc không? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! 

Cẩm Tiên - tien*****@gmail.com

    • Đóng đủ 20 năm BHXH nghỉ việc có được trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc không?
      (ảnh minh họa)
    • Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 về trợ cấp thôi việc:

      1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

      2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

      3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

      Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

      Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

      1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

      a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

      b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

      2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

      3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

      4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

      a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

      b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

      c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

      d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

      đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

      e) Chết.

      ==> Như bác đã trình bày thì bác đã làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty này từ năm 1999. Tính đến nay thì bác đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và bác muốn nghỉ việc. Theo quy định của pháp luật thì đối với trường hợp của bác thì khi chấm dứt hợp đồng lao động bác sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp. Từ năm 2009 thì người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nên khoảng thời gian làm việc trước năm 2009 thì bác vẫn được tính để hưởng trợ cấp thôi việc. Khoảng thời gian làm việc từ năm 2009 trở đi sẽ được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

      Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bác.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn