Được nghỉ bao nhiêu ngày khi bị tai nạn lao động?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/07/2022

Được nghỉ bao nhiêu ngày khi bị tai nạn lao động? Nghỉ dưỡng tai nạn lao động thì có được trả lương không?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp ạ. Chồng tôi là công nhân xây dựng đang có dự án xây biệt thự tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Ngày 5/7 chồng tôi lên giàn giáo để trét xi măng vào dãy tường thì bị ngã xuống và gãy chân bên trái. Cho tôi hỏi là theo quy định của pháp luật thì bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày vậy ạ?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, tôi cảm ơn ạ.

    • Được nghỉ bao nhiêu ngày khi bị tai nạn lao động?

      Căn cứ Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật như sau:

      1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

      Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

      2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

      a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

      b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

      c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

      3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

      Như vậy, hiện nay vẫn chưa có quy định thời hạn nghỉ điều trị khi bị tai nạn lao động. Thời gian chữa trị và phục hồi nó còn phụ thuộc vào chấn thương mà người lao động mắc phải. Pháp luật chỉ quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi đã điều trị chấn thương tai nạn lao động thôi.

      Nghỉ dưỡng tai nạn lao động thì có được trả lương không?

      Tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

      Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

      1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

      2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

      a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

      b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

      c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

      3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

      Do đó, trong thời gian nghỉ dưỡng để điều trị, phục hồi do tai nạn lao động thì người lao động vẫn được người sử dụng lao động trả đầy đủ tiền lương.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn