Giải quyết trợ cấp của NLĐ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ 01/01/2007 trở đi theo quy định?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/03/2022

Xin hỏi việc giải quyết trợ cấp của NLĐ đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01/01/2007 trở đi quy định thế nào? Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định thế nào? 

    • Giải quyết trợ cấp của NLĐ đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01/01/2007 trở đi

      Theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('7A8FE', '360693');" target='_blank'>Điều 10 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực ngày 01/3/2022) quy định về việc giải quyết trợ cấp của NLĐ đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

      Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng.

      Mức trợ cấp hằng tháng

      =

      Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại

      +

      Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

      = {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

      Trong đó

      - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

      - m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m ≤ 100).

      - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.

      - t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

      Ví dụ 14: Ông D bị tai nạn lao động vào tháng 9/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng. Do thương tật tái phát, tháng 11/2020, ông D được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.600.000 đồng/tháng và mức trợ cấp tính theo số năm tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 162.000 đồng/tháng.

      Ông D được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính như sau:

      - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới (sau khi giám định lại) là:

      0,3 x 1.600.000 + (45 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 928.000 (đồng/tháng)

      - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện hưởng bằng 162.000 đồng/tháng.

      - Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông D là:

      928.000 đồng + 162.000 đồng = 1.090.000 (đồng).

      Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

      Bên cạnh đó, tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này quy định về mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

      4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà mức suy giảm khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà thương tật, bệnh tật tái phát sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.

      5. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn