Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm có thời hạn bao lâu?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 04/07/2022

Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm có thời hạn bao lâu? Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm hết hiệu lực mà công ty vẫn hoạt động thì sẽ bị áp dụng chế tài gì?

Tôi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ việc làm để hỗ trợ và giới thiệu việc cho nhiều người lao động không có việc làm được 3 năm và có giấy phép kinh doanh dịch vụ này được 3 năm thì tôi không biết là mấy năm nữa thì giấy phép này hết hiệu lực? Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm hết hiệu lực mà công ty vẫn hoạt động thì sẽ bị áp dụng chế tài gì? Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm có thời hạn bao lâu?
      (ảnh minh họa)
    • Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm có thời hạn bao lâu?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Nghị định 23/2021/NĐ-CP về giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

      2. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:

      a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;

      b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;

      c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.

      Theo đó, giấy phép của bạn về dịch vụ việc làm vẫn còn thời hạn thêm 2 nữa và bạn phải tiến hành gia hạn khi hết hạn, mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.

      Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm hết hiệu lực mà công ty vẫn hoạt động thì sẽ bị áp dụng chế tài gì?

      Tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:

      3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

      b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

      c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;

      d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.

      Bên cạnh đó, Khoản 7 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

      7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.

      Như vậy, nếu sử dụng giấy phép quá hạn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn