Hiểu thế nào là “cưỡng bức lao động”

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016

Công ty tôi có tình trạng quản lý ép buộc công nhân phải làm cho xong việc mới được về. Cụ thể: Giờ làm công ty thông báo là từ 20 giờ 15 đến 6 giờ sáng hôm sau (ca đêm). Tuy nhiên, quản lý lấy lý do hàng đã được scan trước (đã được báo lên cấp trên là hoàn thành, nhưng thực tế chưa xong) nên bắt công nhân phải thực hiện cho xong tới 6 giờ 20 thậm chí 6 giờ 30 phút mới được về, bất chấp nhiều bạn có vợ mang bầu cần về sớm để đưa vợ đi làm. Tiền làm thêm của 20 - 30 phút hoàn toàn không được thanh toán. Như vậy, có thể coi là “cưỡng bức lao động” và có thể áp dụng Luật Lao động là “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ cần báo trước 3 ngày” hay không? Rất mong tư vấn của luật sư.

    • Trên cơ sở Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930 (Công ước 29), được Việt Nam phê chuẩn năm 2007, ILO đã xây dựng 11 chỉ số cưỡng bức lao động để các quốc gia tham khảo. Đó là: lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động; lừa gạt; hạn chế đi lại; bị cô lập; bạo lực thân thể và tình dục; dọa nạt, đe dọa; giữ giấy tờ tùy thân; giữ tiền lương; lệ thuộc vì nợ; điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng; làm thêm giờ quá quy định.

      Tham chiếu các văn bản này, Việt Nam đã xây dựng và đưa vào Bộ luật Lao động năm 2012 khái niệm lao động cưỡng bức. Theo đó, cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

      Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

      a) Được sự đồng ý của người lao động;

      b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm;

      c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

      Như vậy, nếu người lao động buộc phải làm thêm giờ nhưng họ không đồng ý, cho dù chỉ khoảng 20 - 30 phút, lại không được thanh toán số giờ làm thêm đó, thì có thể xem xét là trường hợp bị “cưỡng bức lao động”; và người lao động có quyền áp dụng Điểm c, Khoản 1, Điều 37, Bộ luật Lao động năm 2012 về “cưỡng bức lao động” để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, người lao động hết sức lưu ý về chứng cứ để chứng minh bị “cưỡng bức lao động” như thẻ chấm công, dự liệu chấm công, bảng lương, phiếu lương…

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn