Làm 2 năm không ký hợp đồng có trái luật không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/02/2017

Cho tôi hỏi, tôi làm việc tại công ty may mặc đã được 2 năm nhưng chưa kí hợp đồng hay hưởng chế độ bảo hiểm nào. Thời gian làm việc 9 giờ/ngày. Vậy có phải công ty đã vi phạm luật lao động hay không? Cảm ơn Ban biên tập.

    • Về vấn đề lao động (những nội dung anh nêu) thì theo quy định hiện nay hợp đồng lao động phải được lập bằng văn bản, người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc nếu làm việc theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên và thời gian làm việc không được vượt quá 8h/ngày hoặc 48h/tuần. Theo đó, cách thức làm việc của công ty anh đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lao động: Tại Điều 16 Bộ Luật lao động 2012 về hình thức hợp đồng lao động có quy định:
      1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. ...
      Điều 104 Bộ Luật này cũng quy định:
      1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
      2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
      3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
      Điều 105 về giờ làm việc ban đêm
      Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
      Điều 106. Làm thêm giờ
      1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

      2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
      a) Được sự đồng ý của người lao động;
      b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
      c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
      Khoản 1 Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
      Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
      Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
      Trường hợp này anh có thể liên hệ với công đoàn công ty để đề nghị công đoàn hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hoặc làm đơn tố cáo đến Sở LĐTBXH để đề nghị thanh tra, kiểm tra công ty, giải quyết bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
      Trên đây là tư vấn về việc công ty vi phạm chính sách lao động. Để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo tại Bộ Luật lao động 2012.
      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn