Lao động được cho thuê lại vi phạm kỷ luật thì ai có thẩm quyền xử lý?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/02/2022

Doanh nghiệp của tôi có thuê lại lao động của một doanh nghiệp khác. Hôm nay có một lao động mà doanh nghiệp tôi thuê lại vi phạm kỷ luật lao động, vậy doanh nghiệp của tôi có được quyền kỷ luật lao động này không?

    • Doanh nghiệp thuê lại lao động có được xử lý kỷ luật lao động thuê lại

      Căn cứ Điều 57 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '360420');" target='_blank'>Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 có quy định vè quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như sau:

      1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

      2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

      3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.

      4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.

      5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

      6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

      Như vậy, bên thuê lại lao động không có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với lao động thuê lại. Cho nên doanh nghiệp của bạn không được kỷ luật lao động này.

      Lao động được cho thuê lại vi phạm kỷ luật thì ai có thẩm quyền xử lý?

      Căn cứ Điều 56 Bộ luật này có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:

      Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

      1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;

      2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;

      3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;

      4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

      5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

      6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

      Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động mới có quyền xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp đó cho thuê lại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn