Lao động tự do không hưởng lương hưu quá tuổi hưu có được xem người lao động cao tuổi?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 11/03/2022

Lao động tự do không hưởng lương hưu quá tuổi hưu có được xem người lao động cao tuổi? Có thể thuê người lao động cao tuổi làm nghề dệt len thủ công không? Dì tôi là đã 65 tuổi là lao động tự do không hưởng lương hưu vậy thì dì tôi có được xem là người lao động cao tuổi không? Dì tôi muốn đăng ký làm dệt len thủ công cho nhà máy thì có được không?

 

    • Lao động tự do không hưởng lương hưu quá tuổi hưu có được xem người lao động cao tuổi?

      Căn cứ Điều 148 Bộ luật Lao động 2019' onclick="vbclick('51766', '359705');" target='_blank'>Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động cao tuổi như sau:

      1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

      2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

      3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

      Bên cạnh đó, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

      1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

      2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

      Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

      3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

      4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

      5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu. Tại đây không đề cập đến trường hợp người lao động phải là người được hưởng lương hưu. Do đó, người lao động tự do khi tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 thì vẫn được xem là người lao động cao tuổi.

      Có thể thuê người lao động cao tuổi làm nghề dệt len thủ công không?

      Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi như sau:

      1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

      2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

      3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

      4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

      Bên cạnh đó tại số thứ tự 20 Mục X Danh mục Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định việc Dệt len thủ công là công việc nặng nhọc, đơn điệu, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi.

      Theo đó, đan len thủ công được xem là công việc nặng nhọc do đó người sử dụng lao động không thể thuê người lao động thực hiện công việc đan len thủ công.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn