Mắc bệnh hiểm nghèo có được giảm thuế thu nhập cá nhân?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Nghỉ phép năm tính thế nào? “Cho tôi hỏi, thời gian NLĐ làm ở đơn vị khác mà khi chuyển về Cty mình thì có tính thời gian phép cho khoảng thời gian NLĐ làm ở Cty cũ không? nhatvuong…@gmail.com

    • Việc tính ngày nghỉ phép (ngày nghỉ hằng năm) đối với NLĐ dựa vào các quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động của Cty.

      Điều 111, Bộ luật lao động 2012 quy định về nghỉ hằng năm như sau

      1. NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo HĐLĐ: 12, 14 hoặc 16 ngày làm việc tùy theo đó là công việc trong điều kiện bình thường; nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ LĐTB&XH phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

      Khoản 2, Điều 114 BLLĐ 2012 quy định: NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

      Ngoài ra, Điều 7, Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn về Điều 114 BLLĐ quy định về cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm như sau: Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2, Điều 114 của BLLĐ được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị.

      Do đó, thời gian NLĐ đã làm việc cho doanh nghiệp, đơn vị khác thì không được tính là thời gian đã làm việc cho đơn vị mới để làm căn cứ tính phép năm cho NLĐ.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn